10+ Bộ phim nổi tiếng của Anne Hathaway không nên bỏ lỡ

Được biết đến như ngôi sao hạng A trong Hollywood, những bộ phim của Anne Hathaway đều có một vị trí đặc biệt trong lòng khán giả. Thật vậy, trong kí ức của những cô bé sẽ có hình ảnh của Mia Thermopolis trong 2 phần “Nhật ký công chúa”. Hay trong kí ức của những tín đồ thời trang xuất hiện hình ảnh cô trợ lý Andrea Sachs trong “The Devil Wears Prada”. Dưới đây là 10+ bộ phim có nữ diễn viên Anne Hathaway đóng vai chính.

Nhật ký Công chúa (2001) – Nhật ký Công chúa: Đám cưới Hoàng gia (2004)

Vào năm 2001, Anne Hathaway đã vượt qua 500 cô gái khác để được lựa chọn vào vai diễn Mia Thermopolis trong bộ phim “Nhật ký Công chúa”. Điều này là do cô gây chú ý bởi vóc dáng như người mẫu, đôi mắt to tròn và chiếc miệng rộng “kiểu” Julia Roberts.

Trước đó, vai diễn điện ảnh đầu tiên của Hathaway nằm trong bộ phim truyền hình của hãng Walt Disney cùng với nam diễn viên Christopher Gorham – The Other Side of Heaven (2001) lấy cảm hứng từ cuốn hồi ký In the Eye of the Storm của John H. Groberg.

Poster 2 phần của “Nhật ký Công chúa”

Trong bộ phim này, Anne Hathaway vào vai Mia Thermopolis – một cô nữ sinh trung học ngây thơ bỗng dưng phát hiện ra mình là người thừa kế ngai vàng của Vương quốc hư cấu Genovia, cai trị bởi Nữ hoàng Clarisse Renaldi – nữ diễn viên đoạt giải Oscar Julie Andrews đóng. Heather Matarazzo vào vai người bạn thân nhất của Mia – Lilly Moscovitz, Héctor Elizondo vai Joseph và Robert Schwartzman vào vai anh trai của Lilly – Michael, người đã phải lòng Mia.

Tạo hình của Anne Hathaway trước và sau khi biết mình thuộc dòng dõi quý tộc

Tiếp nối, tại phần 2, Mia Thermopolis (Anne Hathaway) vừa mới tốt nghiệp trường Princeton University’s Woodrow Wilson School và trở về Genovia cùng với vệ sĩ của mình, Joe (Héctor Elizondo). Ở đó, cô sẽ chờ đợi để trị vì đất nước sau khi bà nội của cô, Nữ hoàng Clarisse (Julie Andrews), truyền ngôi. Và cô cần tìm kiếm cho mình một người chồng hoàng gia. Tuy nhiên đến cuối cùng, Mia đề xuất luật về hôn nhân hoàng gia nên bị bãi bỏ, và Quốc hội nhất trí đưa ra sự đồng thuận của mình. Được Mia khuyên đi tìm hạnh phúc của riêng mình, Clarisse cầu hôn Joe và họ đã kết hôn ngay sau đó.

The Devil Wears Prada – Yêu nữ thích hàng hiệu (2006)

Trong năm 2006, Anne Hathaway tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình với vai nữ trợ lý của một biên tập viên tạp chí thời trang mạnh mẽ. Cùng với đó là diễn xuất của nữ diễn viên tài giỏi nhất nước Mỹ – Meryl Streep trong bộ phim nổi tiếng về giới thời trang “The Devil Wears Prada” của đạo diễn David Frankel.

Poster phim “The Devil Wear Prada”

Qua quá trình làm việc cùng với đoàn làm phim, Anne Hathaway tâm sự rằng cô nghĩ Meryl Streep là “người của Chúa”, đồng thời “The Devil Wears Prada” đã giúp cô có một cái nhìn tôn trọng trong giới thời trang và cải thiện về gu thời trang quá tệ của mình, trước đó cô cho rằng phong cách riêng của mình “vẫn chẳng đi đến đâu”.

Từ trái sang phải: Meryl Streep – Anne Hathaway – Emily Blunt

“The Devil Wears Prada” là một bộ phim chính kịch hài hước của Mỹ, được sản xuất vào năm 2006, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên được phát hành vào năm 2003 của nhà văn Lauren Weisberger. Bộ phim kể về câu chuyện của Anne Hathaway trong vai Andrea “Andy” Sachs: một cô gái vừa tốt nghiệp từ trường Đại học Northwestern và là một nhà báo đầy tâm huyết và cho dù không có hiểu biết về thời trang, cô vẫn được tuyển làm trợ lý cá nhân cho nữ biên tập viên đầy quyền lực của tạp chí Runway, Miranda Priestly (Meryl Streep thủ vai).

Bên cạnh cô, còn có Emily Charlton (Emily Blunt thủ vai) là trợ lý chính thức của Miranda; và Nigel, Stanley Tucci, là chủ nhiệm nghệ thuật của tòa soạn. Adrian Grenier, Simon Baker và Tracie Thoms cũng có góp mặt ở những vai phụ chủ chốt trong phim.

Rachel Getting Married (2008)

“Rachel Getting Married” là bộ phim chính kịch được công chiếu tại liên hoan phim Venezia và Liên hoan phim Toronto. Và đây cũng chính là bộ phim đánh dấu bước đột phá lớn nhất trong sự nghiệp diễn xuất của Anne Hathaway khi mang lại cho cô đề cử giải Oscar đầu tiên trong sự nghiệp ở hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” cùng với giải Quả Cầu Vàng.

Tạo hình của nữ diễn viên trong phim

Trong phim, Anne Hathaway vào vai người phụ nữ trẻ nghiện ma túy và thuốc lá rất nặng – Kym, trở về nhà từ trại cai nghiện để tụ họp cùng gia đình sau gần 10 năm xa cách nhân lễ cưới của người chị Rachel. Đồng thời cô cũng mang theo về những cảm xúc của cá nhân và gia đình đã tồn tại từ lâu. Nữ diễn viên cho biết, bộ phim lôi cuốn cô vì nó phản ánh chân thực các mối quan hệ trong thực tế và cô cảm thấy có sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với nhân vật của mình

Alice in Wonderland (2010) – Alice Through the Looking Glass (2016)

Trong năm 2010, Anne Hathaway được mời đóng vai Nữ hoàng trắng Mirana trong “Alice in Wonderland” – một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại của đạo diễn Tim Burton dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên. Sau đó là phần 2, “Alice Through The Looking Glass” ra mắt vào năm 2016. Cùng với đó là hai diễn viên nổi tiếng từng được đề cử giải Oscar là Helena Bonham Carter và Johnny Depp.

anne hathaway
Tạo hình của nhân vật Nữ hoàng Trắng Mirana
Một cảnh trong phim “Alice Through The Looking Glass”

Anne Hathaway giải thích về vai diễn Nữ hoàng trắng của cô như “một punk-rock ăn chay vì chủ nghĩa hòa bình. Dễ thương nhưng cũng tâm lý. Cô ấy luôn nhìn nhận mọi thứ một cách công bằng nhất”. Bộ phim lấy nguồn cảm hứng qua các tác phẩm nghệ thuật của Dan Flavin.

One Day – Một ngày để yêu (2011)

Anne Hathaway đóng vai chính cùng với nam diễn viên điển trai Jim Sturgess xuất hiện trong bộ phim tình yêu lãng mạn One Day dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 2009 cùng tên bán chạy nhất Vương quốc Anh của nhà văn David Nicholls do Lone Scherfig làm đạo diễn. “One Day” kể về hành trình kéo dài suốt 20 năm giữa hai người bạn Dexter (Jim Sturgess) và Emma (Anne Hathaway).

Poster phim “One day” – Một ngày để yêu

Mọi chuyện bắt đầu vào cái đêm định mệnh năm 1988, khi hai người vừa tốt nghiệp đại học Edinburgh. Trở về căn hộ của Emma (Anne Hathaway thủ vai), thay vì có một cuộc “tình một đêm” và trở thành hai kẻ xa lạ sáng hôm sau, họ lại nằm trên giường và trò chuyện như hai người bạn. Vào ngày 15 tháng 7 – ngày thánh Swithin – mà theo tương truyền nếu hôm đó trời mưa thì 40 ngày tiếp theo cũng sẽ mưa.

anne hathaway
Tạo hình của Anne Hathaway trong 1 cảnh phim

Nhưng sáng hôm sau trời lại hửng nắng và trong suốt 20 năm sau, chỉ có đúng một lần trời mưa vào ngày 15 tháng 7. Trong hai thập kỷ ấy, hàng loạt sự kiện xảy ra với Dexter và Emma trong những ngày 15/7 với biết bao thăng trầm, biến động trong cuộc sống của họ. Tác phẩm với mạch điệu chầm chậm, nhẹ nhàng như một tấm gương phản ánh cuộc sống qua lăng kính tình yêu, qua câu chuyện về hai người trẻ với bao hoài bão của tuổi 20 cho tới khi bước qua tuổi trung niên.

Những người khốn khổ – Les Misérables (2012)

Một trong những dự án góp phần đem lại thành công lớn cho Hathaway trong năm 2012 là tám phẩm điện ảnh “Les Misérables” của đạo diễn Tom Hooper dựa trên vở nhạc kịch cùng tên của nhà văn Pháp Victor Hugo, trong phim cô đóng vai Phăng-tin. “Les Misérables” có một trường đoạn Anne Hathaway với mái tóc ngắn, đầu tóc bẩn thỉu ngồi mếu máo hát lên ca khúc “I Dreamed a Dream”.

Tạo hình của Anne Hathaway

Cô đã vượt qua những diễn viên tài năng và xinh đẹp khác như Kate Winslet, Amy Adams, Marion Cotillard, Jessica Biel và Rebecca Hall để đảm nhiệm vai diễn nhân vật có số phận bi thương này. Cô cũng không ngại làm xấu mình và chịu đựng cực khổ để có thể nhập vai nhân vật một cách chân thực nhất.

Tạo hình của nữ diễn viên, không ngại cắt đi mái tóc để vào vai

Vai diễn của cô chỉ xuất hiện vỏn vẹn trong 10 phút nhưng lại chiếm trọn tình cảm của người xem bởi khả năng nhập vai nhân vật một cách xuất sắc và thuyết phục. Giọng hát của cô đã truyền cảm hứng mãnh liệt và sức sống cho nhân vật nổi tiếng của nhà văn Pháp Victor Hugo. Do đó, vai diễn của Hathaway đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi và đánh giá tích cực từ phía các nhà phê bình phim.

Băng cướp thế kỷ: Đẳng cấp quý cô – Ocean’s 8 (2018)

“Băng cướp thế kỷ: Đẳng cấp quý cô” (Ocean’s 8) là phim điện ảnh hài trộm cướp Mỹ năm 2018 do Gary Ross đạo diễn với phần kịch bản do chính Ross cùng Olivia Milch chấp bút. Đây vừa là phần phim tiếp nối vừa là một phim riêng từ bộ ba phim Ocean’s của Steven Soderbergh.

Các nhân vật trong phim

Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Sandra Bullock, Cate Blanchett, Anne Hathaway, Rihanna và Helena Bonham Carter. nội dung phim xoay quanh một nhóm nữ trộm do Debbie Ocean cầm đầu cùng kế hoạch đột nhập vào sự kiện thường niên Met Gala tổ chức tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan để trộm một món đồ nữ trang.

anne hathaway
Hình ảnh diễn viên Anne Hathaway cùng món trang sức Cartier

Tuy nhiên, khi tám người ăn mừng thành công của họ, Lou tiết lộ mục tiêu thực sự của vụ trộm. Trong khi buổi dạ tiệc đang được sơ tán, cô và The Amazing Yen, một diễn viên nhào lộn từng làm việc với Danny, đã thay thế một Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan trưng bày đồ trang sức hoàng gia bằng bản sao, trốn thoát với đá quý thậm chí còn có tổng giá trị hơn Toussaint.

Quý cô lừa đảo – The Hustle (2019)

Phim có sự tham gia diễn xuất của Anne Hathaway, Rebel Wilson và Alex Sharp, với phần kịch bản do Stanley Shapiro, Paul Henning, Dale Launer và Jac Schaeffer đảm nhiệm. “Quý cô lừa đảo” là phiên bản làm lại từ tác phẩm Dirty Rotten Scoundrels (1988) với các nhân vật nữ làm trung tâm, mà bản thân Dirty Rotten Scoundrels cũng là bản làm lại của bộ phim Bedtime Story (1964). Bộ phim theo chân hai người phụ nữ với kế hoạch lừa đảo một triệu phú internet.

Poster phim “The Hustle”

Penny Rust là một kẻ lừa đảo bán thời gian, chuyên bẫy đàn ông đưa tiền cho cô ta, trong khi Josephine Chesterfield lại là một kẻ lừa đảo tinh vi với mục tiêu là những gã đàn ông giàu nhất thế giới. Hai cô gái gặp nhau khi đang đi du lịch trên French Riviera.

Josephine và Penny cùng nhau thực hiện lừa đảo nhóm đàn ông giàu có được gọi là “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, đánh cắp nhẫn đính hôn. Kế hoạch thành công nhưng Josephine từ chối chia tiền cho Penny vì cô đang là người học việc.

Tạo hình của Anne Hathaway và Rebel Wilson

Penny và Josephine đặt cược toàn bộ tài sản ròng trị giá 500.000 USD của Penny vào tỷ phú Thomas Westerburg, nhà sáng tạo ứng dụng công nghệ YaBurnt, là nạn nhân tiếp theo của họ. Tuy nhiên, đến cuối cùng họ lại là người bị lừa khi biết rằng bà của Thomas là kẻ lừa đảo huyền thoại Medusa, và anh đã kế thừa danh hiệu của bà.

Lời kết

Ngoài những bộ phim lẻ trên, cô còn thực hiện lồng tiếng cho một số các bộ phim hoạt hình như “Rio” và “Rio 2”, góp mặt dưới vai cameo của bộ phim “Get Smart”, v.v… Đồng thời, cô còn tham gia ca hát và tham gia các bộ phim truyền hình khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *